Nội dung Thông_điển

Thông điển bao quát thời gian từ thời thượng cổ đến Đường Huyền Tông, bao quát diện mạo đời sống xã hội, chính trị thời phong kiến.

Thực hóa

Nội dung này ghi lại các chế độ ruộng đất, tài chính kinh tế Trung Quốc qua các đời. Tác giả có khảo sát cụ thể về những thay đổi chính sách tài khóa, ruộng đất, hộ tịch hộ khẩu và chính sách quản lý các mặt hàng thiết yếu như muối, sắt... của chính quyền các cấp[3].

Kể từ khi Tư Mã Thiên viết thiên "Hóa thực liệt truyện" trong Sử ký, nhiều sử gia sau đó đã viết riêng 1 thiên về kinh tế với nội dung đề cập hàng hóa trong các bộ sử, nhưng chưa ai xếp phần hóa thực lên đầu sách[3]. Đỗ Hựu chỉ ra mối quan hệ giữa đất đai, nông dân và sưu thuế; đồng thời ông phản ánh quan hệ giữa ba yếu tố này với chính trị.

Từ thực tiễn quản lý hành chính khi phục vụ nhà Đường, Đỗ Hựu phát hiện ra vai trò quan trọng của lương thực, nhu yếu phẩm đảm bảo đời sống nhân dân có ảnh hưởng lớn lao như thế nào đối với đời sống chính trị. Chỉ khi an ninh lương thực được đảm bảo thì an ninh quốc gia mới thực sự được giữ vững[4]. Vì thế Đỗ Hựu chủ trương khai thác hết đất đai, làm tốt công tác quản lý hộ khẩu, chế độ lao dịch công bằng. Ông cũng chỉ ra rằng dân giàu thì nước mới mạnh, từng gia đình no đủ thì đất nước mới no đủ[5].

Tuyển cử

Đỗ Hựu dành 2 quyển nói về chế độ tuyển cử qua các đời, 1 quyển về tuyển cử thời nhà Đường và 3 quyển nghị luận. Ông vạch rõ các tệ nạn trong chế độ thi cử, mong muốn triều đình nên tránh để tuyển chọn được người tài[6].

Lễ điển

Chiếm nửa dung lượng sách. Nội dung này từng bị nhiều ý kiến phê phán[6]. Đỗ Hựu có chủ ý riêng khi viết phần này. Mục đích của ông muốn thông qua lễ để chỉnh lý lại phong tục, trật tự và kỷ cương đất nước.

Quan chức

Nội dung này cung cấp về chế độ quan lại các đời từ trung ương đến địa phương; những biến độ của chế độ quan chế với thông tin khá chi tiết. Ông kêu gọi tiết kiệm, giảm nhẹ những khoản đóng góp của dân[5].

Binh hình

Làm rõ binh pháp và kỷ luật nhà binh, chế độ thưởng phạt qua các triều đại. Đây là hệ thống cơ bản các vấn đề quân sự từ thời Đường trở về trước, gồm lý luận quân sự, thực tiễn chiến tranh và kinh nghiệm đúc kết... Có thể coi 15 quyển viết về binh của Đỗ Hựu là bộ binh thư thực sự đầu tiên của Trung Quốc trong đó nghiên cứu cả chiến thuật, vũ khí và cách kết hợp sử dụng trong chiến tranh, nó khác hẳn với những quyển binh thư ra đời trong thời Chiến Quốc như Binh pháp Tôn Tử, sách Ngô Tử, lục thao...những quyển sách gần như thuần túy viết về chiến thuật. Ngoài ra, phần Biên phòng và các quyển nói về võ quan trong quan điểm cũng giúp cho chúng ta thông tin đầy đủ hơn về đặc điểm và hệ thống quân sự nhà Đường và các nước láng giềng thời đó. Bởi vậy, Thông điển được trích dẫn lại nhiều lần trong các sách binh thư khác như Võ kinh tổng yếu, Kỉ hiệu tân thư và cũng được coi như một binh điển của Trung Quốc.

Châu quận

Lấy "Vũ cống cửu châu" làm đề cương, thuật lại địa lý, địa hình núi, sông, vị trí quân sự, phong tục địa phương. Nội dung này giống như "Địa lý chí" trong các sách sử khác.

Biên phòng

Đỗ Hựu không chỉ ghi chép về các dân tộc xung quanh Trung Quốc, có đất đai giáp với đất nhà Đường mà ông còn đề cập đến tình hình một số quốc gia vùng Trung ÁĐông Nam Á.

Liên quan